27/03/2023 02:39
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG
Loading...
AmericanViet Nam

Bản tin

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm

Ngày: 

15/10/2021

Lượt xem: 

915

 

Sáng 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức họp tổng kết công tác 9 tháng năm 2021 và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, phải tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là trong phát hiện, xử lý nghiên các hành vi vi phạm. Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo báo cáo được đưa ra tại cuộc họp, trong 9 tháng qua, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 100.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7.500 tỷ đồng, khởi tố 1.615 vụ việc với 2.148 đối tượng.

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ vụ việc giảm mạnh trong 9 tháng qua, Ban Chỉ đạo cho rằng, nguyên nhân khách quan là do dịch COVID-19 khiến nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội. Cùng với đó là nỗ lực, sự quyết tâm của lực lượng chức năng trong việc đấu tranh để làm giảm tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả.

Các Ban Chỉ đạo 389 của bộ, ngành, địa phương đã triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các nghị quyết, chỉ thị và kế hoạch về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung lực lượng tuyến đầu vừa tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa tăng cường các biện pháp nghiệp vụ theo lĩnh vực, địa bàn được phân công; chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch chuyên đề trọng điểm; triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần phát triển kinh tế, bình ổn thị trường, bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng như công an, hải quan, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng ngày càng chặt chẽ, qua đó các vụ việc lớn đã được phát hiện và xử lý kịp thời; đặc biệt là phối hợp phát hiện, ngăn chặn các vụ việc có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại là mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh COVID-19, mặt hàng cấm như ma túy, pháo nổ, thuốc lá ngoại, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cũng nhìn nhận còn một số địa phương chưa chỉ đạo sát các lực lượng làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản về quản lý địa bàn, đối tượng; một số vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa bắt giữ được đối tượng chủ mưu, cầm đầu.

Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng mua bán trái phép chất ma túy, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng đã qua sử dụng, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Có tình trạng núp bóng kinh doanh bằng hệ thống thương mại điện tử để buôn bán hàng hóa không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn. Tại các tỉnh biên giới, hoạt động của các đối tượng có sự liều lĩnh và dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa trái phép qua biên giới.

Về phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ có dấu hiệu tiêu cực, bảo kê tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng cần nắm chắc tình hình, nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả; có giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các vụ vi phạm.

Tăng cường kiểm soát tuyến biên giới, nhất là lối mòn, lối mở nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng mang vào tiêu thụ nội địa. Tăng cường phòng chống buôn lậu gian lận thương mại đối với các mặt hàng là trang thiết bị y tế, vật tư liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Quý IV là thời điểm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương cần chủ động xây dựng các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết.

 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu... Ảnh: VGP/Hải Minh

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các Ban chỉ đạo 389 của các bộ, ngành và địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng giả vẫn hết sức phức tạp, tinh vi và có thể gia tăng khi đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới, vừa thích ứng an toàn với đại dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế. Vì thế, trước hết phải tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là trong phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không nể nang, bao che, không gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.

Tập trung rà soát thể chế để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung nhằm tránh gây chồng chéo, tránh tạo lỗ hổng pháp lý trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là những quy định liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu, đặc biệt là hàng hóa liên quan đến sức khỏe của nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác phòng, chống gian lận thương mại điện tử.

Phó Thủ tướng Thường trực đặc biệt lưu ý, khi đất nước đang chuyển sang trạng bình thường mới, nhu cầu hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu tăng trở lại. Vì thế cần tập trung chống gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa để giữ gìn, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh đất nước tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch chuyên đề liên quan đến các nhóm mặt hàng đang tăng giá như xăng dầu, khoáng sản, nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình tái khởi động nền kinh tế; các mặt hàng dễ làm giả và buôn lậu nhiều.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thông tin, truyền thông, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay cho hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng; tuyên truyền về kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, cũng như các vụ việc vi phạm tới cộng đồng, từ đó thể hiện tính răn đe, sự nghiêm minh của pháp luật./.

Hải Minh

 

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang.

Tham dự còn có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí…

 Báo cáo về công tác chuẩn bị kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp thứ 2 và tổ chức theo phương thức trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt: Đợt 1 họp trực tuyến từ ngày 20 đến 30/10, đợt 2 họp tập trung từ ngày 8 đến 13/11. Như vậy, Quốc hội sẽ làm việc trong 17 ngày, trong đó, dự phòng cả phương án họp trực tuyến cả kỳ nếu dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

“Mặc dù phải tập trung cho công tác phòng, chống dịch, nhưng với khối lượng lớn công việc chuẩn bị cho kỳ họp đã được triển khai, cho thấy sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực rất cao của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan”, ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh và cho biết thêm, đến nay các nội dung của kỳ họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và đã đủ điều kiện trình Quốc hội. Nhiều nội dung trong dự kiến chương trình đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thông tin tuyên truyề, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch… đã được chuẩn bị chu đáo. Trong đó đã khảo sát, kiểm tra nhiều lần hệ thống kỹ thuật ở các điểm cầu để bảo đảm đường truyền, khả năng vận hành thông suốt cũng như chất lượng hình ảnh, âm thanh sẵn sàng phục vụ Quốc hội.

Theo chương trình, Chính phủ chuẩn bị 54 báo cáo, tờ trình, đề án, dự án trình Quốc hội, gồm 6 dự án luật, 16 tờ trình, báo cáo trình bày tại hội trường và 32 báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng cho biết, đến nay, cơ bản các tài liệu, báo cáo, tờ trình của Chính phủ phục vụ kỳ họp đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XIII), các nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng và thời gian theo quy định.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề vào cuối năm để xem xét một số dự án luật, đề án quan trọng, cấp bách, như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, hoặc bổ sung quy định mới để tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội…

Tại hội nghị, các thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan liên quan đã xem xét, rà soát thêm một bước các nội dung trình kỳ họp và trao đổi cụ thể một số nội dung nhằm bảo đảm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho kỳ họp này.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Đảng đoàn Quốc hội và Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã luôn quan tâm, sát sao, hỗ trợ, tạo điều kiện và chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội tích cực, khẩn trương vào cuộc, đóng góp ý kiến và quyết định theo thẩm quyền đối với các đề nghị của Chính phủ trên các lĩnh vực.

“Chính phủ đánh giá rất cao sự phối hợp, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng hành, chia sẻ với Chính phủ”, Thủ tướng chia sẻ.

Các cơ quan của Quốc hội và cơ quan của Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, tập trung rà soát, hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội kịp thời ban hành các nghị quyết, chính sách quan trọng để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động của dịch COVID-19, đặc biệt là Đảng đoàn Quốc hội đã phân công các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo một số ủy ban của Quốc hội tham gia Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Tổ công tác đôn đốc việc giám sát và xử lý những vấn đề cấp bách trong thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ trong suốt thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng kỳ họp thứ 2 sẽ thành công tốt đẹp, bảo đảm đúng tinh thần mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhiều lần nhấn mạnh “vừa rút ngắn tối đa thời gian làm việc nhưng vẫn bảo đảm cao nhất chất lượng các hoạt động, quyết đáp của Quốc hội”.

Thủ tướng cảm ơn Đảng đoàn Quốc hội ủng hộ đề xuất của Chính phủ về việc báo cáo Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề ngắn vào tháng 12/2021 để xem xét, quyết định một số dự án luật, đề án quan trọng, cấp bách. Theo Thủ tướng, đây sẽ là một sáng kiến lập pháp hết sức quan trọng, thể hiện sâu sắc sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ để kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Tất cả các công việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 đến nay đã hoàn tất với sự đồng thuận, thống nhất rất cao. Ảnh: VGP/Thành Chung

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, mặc dù đây là hội nghị được tổ chức theo thông lệ trước mỗi kỳ họp của Quốc hội, nhưng có sự tham dự rất đông đủ của các thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, 4 Văn phòng Trung ương, các bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao...

“Tất cả các công việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 đến nay đã hoàn tất với sự đồng thuận, thống nhất rất cao”, nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, lãnh đạo Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, 4 Văn phòng Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức kỳ họp để kịp thời xử lý các vấn đề có thể phát sinh.

Nhấn mạnh việc đề xuất Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề ngắn cuối năm là có cơ sở pháp lý, nhưng Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Chính phủ cần khẩn trương chuẩn bị các nội dung dự kiến sẽ trình tại kỳ họp chuyên đề, vì đây đều là các nội dung mới, khó và phức tạp.

Trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội, Bộ Y tế, các cơ quan hữu quan và Hà Nội phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là để bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ họp.

Vũ Thành Chung

  • Chia sẻ qua viber bài: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm
  • Chia sẻ qua reddit bài:Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm

Tin Liên Quan

Danh Mục

Loading...

Tin tức mới

Tags